Tuy nhiên, mẫu áo mới vừa công bố chưa kịp bán ra, những chiếc áo nhái đã xuất hiện tràn lan trên thị trường. Thực tế đáng buồn này chính là lý do vì sao những nhãn hàng thể thao lớn trên thế giới phải khiếp sợ khi tài trợ cho bóng đá Việt Nam.
Còn nhớ sau chức vô địch AFF Cup 2008, VFF đã kí một hợp đồng khủng trị giá 5 triệu USD (khoảng 84 tỉ đồng) trong 5 năm với hãng Nike, một trong những hãng thể thao lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Nike đã nhanh chóng "tháo chạy" sau khi hết hạn hợp đồng. Lý do được đưa ra chính là mặt hàng nhái Nike xuất hiện tràn lan trên thị trường và chính người dân Việt Nam cũng sử dụng hàng nhái (fake) do giá tiền rẻ hơn rất nhiều. Thời điểm ấy, một chiếc áo đấu của đội tuyển Việt Nam chính hãng Nike có mức giá cả triệu đồng, một số tiền khá lớn.
Ngay bây giờ, ngẫu nhiên tìm kiếm từ khóa "mẫu áo đấu đội tuyển Việt Nam", các bạn có thể tìm được một loạt các trang web chào hàng với mức giá chỉ từ 100-200.000đ, rẻ hơn rất nhiều với mức giá 745.000đ mà nhà tài trợ Grand Sport đưa ra.
Các CĐV nước ngoài, cụ thể là CĐV Thái Lan đến Việt Nam đều thắc mắc: "Tại sao CĐV Việt Nam thường không mặc áo đấu của đội tuyển để cổ vũ, thay vì đó toàn diện những chiếc áo có màu đỏ không đồng nhất?" Việc CĐV mặc áo đấu của ĐTQG chính là ủng hộ cho đội tuyển và giúp các nhà tài trợ "ăn nên làm ra" từ việc bán áo đấu cho NHM. Với những người dân ở Singapore, Malysia, Thái Lan, những sản phẩm như áo đấu, áo cổ động chính hãng được cho vào danh sách hàng đầu cần mua sắm thì ở Việt Nam hàng giả, hàng nhái lại được ưu tiên.
Lời thắc mắc trên không phải là vô lý. Các CLB lớn trên thế giới hàng năm vẫn luôn tính toán số lượng áo đấu được bán ra là bao nhiêu, thu lợi từ nguồn này là bao nhiêu và cân đối dùng nguồn lợi đó để chiêu mộ những ngôi sao sáng giá về thi đấu.
Mặc dù hiện nay đã có một số bộ phận NHM sử dụng áo chính hãng nhưng con số ấy vẫn quá nhỏ. Có thể nói, chính những NHM đã phá hỏng nguồn lợi mà bóng đá Việt Nam lẽ ra phải được nhận bằng việc sử dụng đồ "fake".
Bạn nên quan tâm