Món vũ khí bài viết nói đến ở đây chính là rìu lưỡi đôi (double axe). Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào rìu lưỡi đôi, hãy cùng xem xét những lý do đưa rìu đơn thành món vũ khí bất khả chiến bại ở chiến trường trung cổ.
Vũ khí chiến trường được chia ra làm các dạng chủ yếu sau: Vũ khí sắc nhọn (gươm, giáo), vũ khí va đập (chùy, búa chiến), vũ khí dạng câu/móc...
Với vũ khí sắc nhọn là nhóm vũ khí hiệu quả để làm trang bị đi kèm, hoặc đối đầu với kẻ địch mang giáp mỏng hoặc không giáp. Ưu điểm là chúng dễ trang bị, dễ sử dụng và còn đủ nhẹ để không tiêu hao nhiều thể lực.
Nhóm vũ khí va đập lại cực kỳ hiệu quả khi đối đầu với những kẻ mang giáp dày. Lúc này, khi gươm giáo không còn đủ sức để xuyên qua những tấm giáp thì những cú đập chùy trời giáng sẽ gây ra các chấn động lớn khiến đối phương sốc và bất tỉnh.
Nhóm thứ 3 là các vũ khí dạng câu móc như kích, thường được phối thêm các tính chất sắc nhọn hoặc va đập. Đây là dạng vũ khí có thể làm cản trở đối thủ và tạo cơ hội cho đồng đội kết liễu đối phương. Chẳng hạn những pha.
Với rìu lưỡi đơn, chúng hội tụ đủ các yếu tố như sắc bén, va đập và cả tính câu móc. Hơn nữa, chúng cũng dễ dàng sản xuất hơn so với các món vũ khí sắt nguyên khối khác. Và nếu lưỡi rìu có mẻ thì khối sắt đó cũng có thể hoạt động như một cái chùy chiến đấu.
Dù là vậy, nhưng chỉ cần bổ sung thêm một lưỡi cắt nữa cho rìu, ngay lập tức chúng sẽ trở nên vô dụng ngay.
Khi thêm một khối sắt vào đầu rìu, phần đỉnh chóp rìu trở nên nặng hơn, khó để kiểm soát hơn và cũng từ đó, gây tiêu hao thể lực người sử dụng nhiều hơn.
Chưa kể đến việc các nhóm vũ khí va đập nặng dù có xu hướng cấu tạo điểm cân bằng nằm lệch về phía đỉnh, nhưng chúng cũng phải chú ý đến trọng lượng để đảm bảo người sử dụng không bị nặng tay.
Chưa kể đến việc bổ sung thêm một lưỡi sắt vốn cũng không làm thay đổi các công năng trước đó của rìu. Có chăng chỉ là bổ sung thêm một lưỡi sắt nữa vào mà thôi. Mà ngay cả như vậy, người sử dụng rìu cũng chỉ có một phương lực chém hiệu quả là phương phát lực từ ngoài vào trong, phương phát lực từ trong ra ngoài vốn không phải phương phát lực hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc rèn một khối sắt to như vậy cũng sẽ tiêu hao nhiều nguyên liệu và công sản xuất hơn. Vật liệu dùng làm tay cầm và thân rìu cũng phải được gia cố chắc chắn hơn để không bị gãy do lực quán tính bởi sức nặng của đầu rìu.
Tuy nhiên, có lẽ vì tính hầm hố của nó mà chiếc rìu lưỡi đôi thường xuyên được đem vào phim ảnh, game... Rõ ràng là những thứ to bản, hầm hố mới là điều làm khán giả phải trầm trồ chứ không phải là độ thực dụng của chúng.