Tên gọi của các CLB Việt Nam thường có một phần gắn chặt với nhà tài trợ chính của đội. Đây là nguyên nhân chính khiến tên gọi của một số CLB trong từng giai đoạn cụ thể có độ dài khó tin.
Cái tên dài đến 8 từ này gắn bó với đội bóng xứ Nghệ trong hai mùa giải 2007 và 2008. Tuy nhiên, thương hiệu Sông Lam Nghệ An vẫn được giữ nguyên và chưa hề mai một. SLNA cũng là đội bóng duy nhất của Việt Nam thi đấu tất cả các mùa giải chuyên nghiệp từ năm 2000 cho đến nay. Ảnh: Tiến Tuấn.
CLB TPHCM hiện nay với những ngôi sao như Công Phượng, Phi Sơn, Jose Ortiz,... có tiền thân là đội Cảng Sài Gòn từng vô địch mùa giải 2001/2002, rồi đổi tên thành Thép miền Nam Cảng Sài Gòn vào năm 2005. Ảnh: Hiếu Lương.
Cái tên Xi măng Công Thanh Thanh Hoá xuất hiện vào năm 2008. Đội bóng xứ Thanh có lẽ cũng là đội đổi tên nhiều nhất ở V.League gồm: Halida Thanh Hoá (2007), Lam Sơn Thanh Hoá (2010), FLC Thanh Hoá (2014 - 2018) và nay là CLB Thanh Hoá. Ảnh: Tiến Tuấn.
Bóng đá Khánh Hoà trở lại V.League vào năm 2015 sau những tháng ngày lận đận với cái tên Sanna Khánh Hoà BVN, tiền thân là Khatoco Khánh Hoà. CLB này được xem có chất riêng ở V.League, từng giành hạng 3 ở mùa giải 2018 nhưng chỉ sau 1 năm, đội thi đấu bết bát và xuống chơi ở Giải hạng Nhất. Ảnh: FB CLB.
Xi măng The Vissai Ninh Bình từng là niềm tự hào ở cố đô, với sức chơi lớn của anh em bầu Thuỵ, bầu Thuỷ. Thế nhưng, vụ bán độ ở AFC Cup khiến 9 cầu thủ của đội bị cấm thi đấu vĩnh viễn là vết nhơ lớn trong lịch sử bóng đá nước nhà. Những ông chủ rời đi và Ninh Bình biến mất khỏi bản đồ bóng đá Việt. Ảnh: VFF.
Giai đoạn 2009 - 2011 là thời kỳ hoàng kim của bóng đá Đồng Tháp khi luôn nằm trong top 5 ở V.League. Tập đoàn cao su Đồng Tháp khi ấy là đối thủ đáng gờm với những ngoại binh chất lượng như Timothy Ajembe, Samson Kayode (nay là Hoàng Vũ Samson). Thế nhưng, bóng đá xứ bưng biền dần đi xuống từ năm 2012 và giờ chỉ xuất hiện ở Giải hạng Nhất. Ảnh: FB CLB.
1. Gạch Đồng Tâm Long An (nay là CLB Long An).
2. Gạch men Mikado Nam Định, Đạm Phú Mỹ Nam Định (nay là Dược Nam Hà Nam Định).
3. Xi măng Vicem Hải Phòng, Thép Việt Úc Hải Phòng (nay là CLB Hải Phòng).