UAE được coi là ứng cử viên sáng giá nhất cho chiếc vé đi tiếp. Tuy nhiên, sau 4 trận đã đấu, đội bóng "nhà giàu" này chỉ giành được 6 điểm và tạm thời xếp ở vị trí áp chót trên BXH. Để thay đổi tình hình, Liên đoàn bóng đá UAE đã sa thải HLV kỳ cựu Bert van Marwijk và thay thế bằng ông Ivan Jovanovic. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 khiến các trận đấu phải tạm hoãn, tân HLV trưởng của UAE không có việc gì để làm nên hợp đồng cũng bị sớm bị thanh lý.
Cho đến nay, Liên đoàn bóng đá UAE vẫn loay hoay chưa chọn được gương mặt nào ngồi vào chiếc ghế HLV trưởng ĐTQG. người được nhắc tên nhiều nhất là HLV Luiz Felipe Scolari, người từng dẫn dắt Brazil tại World Cup đã từ chối, hai ứng viên còn lại là Juan Antonio Pizzi và Rodolfo Arruabarrena vẫn đang được cân nhắc. Ông Juan Antonio Pizzi có vẻ được quan tâm hơn với bản CV khủng và có kinh nghiệm dẫn dắt Saudi Arabia ở World Cup 2018.
Không chỉ có UAE, nhiều các đội tuyển Malaysia và Indonesia cũng đang không có bất kỳ kế hoạch cụ thể nào cho vòng loại World Cup khi các giải quốc nội đều bị tạm hoãn vì dịch Covid-19.
HLV Tan Chang Hoe đã hơn một lần bày tỏ lo ngại khi việc không được thi đấu sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phong độ và thể lực của các cầu thủ. Trong khi đó giải VĐQG Malaysia vẫn đang loay hoay tìm cách trở lại, nhiều đội bóng gặp khủng hoảng tài chính và yêu được giúp đỡ nếu không họ sẽ phải bỏ cuộc. Theo kế hoạch, ông Tan Chang Hoe chỉ có 10 ngày để chuẩn bị cho các trận đấu với UAE (8/10) và Việt Nam (13/10). Chừng đó thời gian được cho là không đủ để vị chiến lược gia này chuẩn bị cho học trò.
Trong khi đó, Indonesia còn vướng phải những rắc rối nghiêm trọng hơn. HLV Shin Tae-yong đã về Hàn Quốc và chưa hẹn ngày trở lại, trong khi đó lại có nhiều tin đồn về chuyện ông bị nợ lương.
Có thể thấy, so với các đối thủ, đội tuyển Việt Nam có khá nhiều thuận lợi. Giải quốc nội ấn định ngày trở lại vào đầu tháng 6. Các cầu thủ sẽ có nhiều thời gian để thi đấu, lấy lại phong độ trước khi tập trung cho nhiệm vụ cùng ĐTQG vào cuối năm.
Bạn nên quan tâm