NFT là những token mã hoá độc nhất, không thể thay thế, sinh ra là để truyền đạt quyền sở hữu kỹ thuật số. Bằng cách gắn NFT vào các sản phẩm công nghệ, người ta có thể gia tăng giá trị của nó lên gấp nhiều lần tuỳ vào độ khan hiếm. Trong một số trường hợp đặc biệt, NFT còn được tận dụng như một hình thức trao quyền sở hữu hữu hình với các vật phẩm trong trò chơi.
Ứng dụng của NFT cho thấy nó rất phù hợp với Esports. Các tổ chức có thể bán NFT, coi nó như một hình thức mở khóa quyền truy cập vào các không gian VIP, các kênh nội bộ với tuyển thủ. Những giá trị mang tính lịch sử như highlights, cúp vô địch đều cũng có thể chuyển thành NFT.
Nói một cách dễ hiểu hơn, NFT sẽ trở thành công cụ để tổ chức quản lý cộng đồng thành viên và gửi gắm giá trị họ tạo ra cho fan. CĐV mua NFT sẽ được tiếp cận gần gũi tuyển thủ họ yêu thích, nhận những sản phẩm đặc biệt khi đang xem stream,... Đổi lại, đội tuyển có thêm nguồn thu nhập để vận hành, phát triển.
Chuyển hướng bắt tay với các nền tảng Metaverse cũng giúp tổ chức Esports thêm cơ hội phát triển. Tầm nhìn bao quát của Metaverse là môi trường kỹ thuật số, một xã hội ảo giúp người dùng “online” mà vẫn có thể tương tác với nhau. Nó rất hợp với các đặc tính của Esports, nhất là với cộng đồng.
Các NFT sẽ hoạt động như chìa khóa để chủ sở hữu có được các đặc quyền đặc biệt, bao gồm quyền truy cập vào metaverse và các hoạt động của riêng, độc quyền của tổ chức Esports.
Ví dụ, fan nắm giữ một NFT quý hiếm cụ thể có thể cho phép chủ sở hữu vào không gian ảo riêng tư hoặc được ưu tiên truy cập vào các NFT phiên bản giới hạn khác và thậm chí cả những trải nghiệm trong thế giới thực như gặp gỡ và chào hỏi với những người nổi tiếng, ở đây chính là các tuyển thủ chuyên nghiệp.
Nhìn chung, NFT, các địa điểm dựa trên metaverse có tiềm năng nâng cấp Esports, trở thành một hình thức giải trí được công nhận trên toàn cầu và được chấp nhận rộng rãi.
Bạn nên quan tâm