Trong đó, có những thông tin là thật nhưng cũng có nhiều thông tin bị đồn thổi và làm quá lên. Điều này khiến một fanpage có hơn 200.000 lượt theo dõi ở Philippines đã thay thế BTC làm hẳn thống kê về những website sở hữu nhiều fake news (tin giả, tin đồn sai sự thật) nhất về SEA Games 2019. Họ còn phân chia mức độ ảnh hưởng của fake news tương ứng với HCV, HCB và HCĐ cho giống với BXH huy chương các đoàn thể thao ở SEA Games.
Tính đến 20h00 (giờ Philippines) ngày 27/11, mạng xã hội Rappler dẫn đầu với 31 fake news. Trong đó, 15 tin có ảnh hưởng nghiêm trọng.
BXH huy chương thống kê những lần tung fake news liên quan đến SEA Games của một số website. Ảnh: D.C.
Xếp sau lần lượt là tờ Inquiter, đài ABS – CBN News, GMA News, CNN Philippines, News 5, SCMP News, Fox Sports Asia, One News, PTV News. Trong số này, Fox Sports Asia là tờ báo quốc tế duy nhất góp mặt, còn lại đều là những tờ báo, mạng xã hội, đài truyền hình của Philippines.
Một số thông tin thất thiệt được chỉ ra như việc tờ Inquirer đăng bức ảnh chê việc chuẩn bị của Cung thể thao dưới nước với hình ảnh bể bơi không nước, tồi tàn dù 6 ngày nữa là đến SEA Games. Tuy nhiên, theo kiểm chứng, Cung thể thao dưới nước đã được hoàn thiện và sẵn sàng hoạt động.
Hay chuyện một nhà báo của Philippines tung tin BTC SEA Games 2019 dùng cờ Tổ quốc để làm khăn trải bàn cũng gây nên làn sóng phản ứng dữ dội. BTC sau đó phải đính chính hình ảnh đó không phải ở những nơi liên quan đến SEA Games.
Nhiều tin đồn, nhiều tin sai sự thật về công tác tổ chức SEA Games 2019 được tung ra suốt thời gian qua. Tuy nhiên, BTC cũng cần xem lại cách hoạt động khi chính họ là nguyên nhân dẫn đến những điều này. Ảnh: D.C.
Phòng báo chí chính thức chưa hoàn tất. BTC SVĐ Rizal Memorial phải tận dụng nhà kho để chữa cháy vào ngày 25/11. Ảnh: Siam Sports.
Tuy có nhiều thiếu sót về công tác tổ chức nhưng chủ nhà Philippines cũng có những điểm tích cực. Viêc dính phải fake news được đánh giá là hệ quả một phần của công tác tổ chức chưa tốt. Chính vì vậy, chủ nhà SEA Games 2019 trở thành "miếng mồi ngon" cho các kênh thông tin khai thác, tạo ra các fake news để câu kéo người đọc.
Không chỉ chủ nhà Philippines, phía Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Đơn cử là chuyện các phóng viên đã không được phép mang ba lô, vali đựng máy ảnh vào trong khu vực tác nghiệp như thường lệ vào chiều 26/11, thời điểm diễn ra trận tuyển nữ Việt Nam gặp tuyển nữ Thái Lan.
Nguyên nhân của sự việc bắt nguồn từ chuyện một tài khoản facebook của Việt Nam tung tin cầu thủ Brunei phải thay đồ ngay tại đường piste SVĐ Binan, vali đồ đạc để ngay ở đường biên. Tuy nhiên, những chiếc vali, ba lô đó lại chính là của các phóng viên Việt Nam đang tác nghiệp. Trong khi đó, SVĐ Binan có đầy đủ cơ sở vật chất như phòng thay đồ, nhà vệ sinh.
Điều này khiến BTC SEA Games 2019 đưa ra hành động mạnh tay là cấm phóng viên Việt Nam mang vali, ba lô xuống sân. Sau một hồi đấu tranh, các phóng viên Việt Nam cũng được mang xuống nhưng sau khi lấy đồ nghề tác nghiệp phải để gọn vali, ba lô vào một góc khuất ở cuối sân.
Bạn nên quan tâm