Nước Mỹ vừa trải qua một trong những cuối tuần đen tối nhất lịch sử. Liên tiếp 2 cuộc xả súng kinh hoàng đã diễn ra tại siêu thị Walmart ở El Paso, Texas và quán bar Ned Peppers ở Oregon, Ohio khiến ít nhất 31 người thiệt mạng.
Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển, người ta không đổ lỗi cho nạn phân biệt chủng tộc và những luật lệ liên quan đến vũ khí ở Mỹ nữa. Tổng thống Donald Trump cùng các cơ quan chức năng đã tìm ra "kẻ thù mới", đó là những tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất và Battle Royale đang được giới trẻ ưa thích.
Cụ thể, tổng thống Trump gọi Fortnite, Call of Duty là "những trò chơi khủng khiếp". Còn Phó thống đốc bang Texas, ông Dan Patrick tuyên bố rằng ngành công nghiệp trò chơi điện tử đang dạy người dân nước Mỹ "cách giết người bằng súng".
Trò chơi bắn súng tại Mỹ hiện đang nằm trong tầm công kích của các cơ quan chức năng.
Chưa dừng lại ở đó, Kevin McCarthy, lãnh đạo Đảng Cộng hòa ở Hạ viện còn tuyên bố: "Các trò chơi hiện nay đang phi nhân cách hóa con người. Họ buộc chúng ta phải cầm súng, hạ gục những người chơi khác. Tôi cảm thấy đây là một vấn đề khá nan giải đối với các thế hệ con em của mình trong tương lai".
Fortnite đã cố "hoạt hình hóa" đồ họa nhưng vẫn là game bắn súng.
Trên thực tế phát ngôn của họ đều có cơ sở. Kẻ gây ra vụ xả súng đẫm máu tại El Paso đã để lại một bản tuyên ngôn được lấy ra từ Call of Duty. Rõ ràng những tựa game bắn súng nay đang gây ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của giới trẻ Mỹ.
Đó cũng chính là một lý do khiến game bắn súng góc nhìn thứ nhất và Battle Royale hiện chưa được nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới công nhận là Esports. Dù mang tính chiến thuật cao, đòi hỏi kỹ năng của người chơi nhưng vì những hình ảnh quá bạo lực, những tựa game này được xếp vào hàng không phù hợp với thể thao.
Tại SEA Games sắp tới, dù đưa đến 6 bộ môn Esports vào tranh huy chương nhưng chủ nhà Philippines vẫn buộc phải loại bỏ PUBG, một trò chơi mà nước này nếu tham dự nhiều khả năng sẽ có danh hiệu.
Bạn nên quan tâm