Chiếc trực thăng gặp tai nạn, cướp đi mạng sống của 9 người bao gồm Kobe Bryant và con gái là loại S-76. Trực thăng S-76 được công ty Sikorsky Aircraft trình làng năm 1987. Trong đó, chiếc S-76 mà Kobe Bryant sử dụng là S-76B, có giá lên đến 13 triệu USD (301 tỉ VNĐ).
Theo Sikorsky, họ đã bán được hơn 800 chiếc S-76 trong 26 năm qua, một kỷ lục. Cũng trong khoảng thời gian này chiếc S-76 mới chỉ 8 lần gặp tai nạn (sự cố nhỏ như không thể khởi động lúc cất cánh cũng được tính). Vì thế mà trang Business Insider bình chọn S-76 là trực thăng thuộc hàng an toàn nhất vào thời điểm hiện tại.
S-76 là loại trực thăng "siêu an toàn", được ưa chuộng sử dụng nhất.
Khoang hành khách của S-76B rộng lớn, đủ sức trở 12 người (tính cả phi công).
Buồng lái của chiếc S-76B.
Sở dĩ S-76B (dài 15 mét, rộng 3 mét, cao hơn 4 mét) được ưa chuộng là bởi nó có thể trở một lúc 12 người, không khác gì một chiếc Limousine biết bay. Điều này cũng bác bỏ luôn tin đồn về việc trực thăng của Kobe Bryant chở quá người nên gặp tai nạn (chỉ 9 người gồm cả phi công).
Tính riêng về nhu cầu đi lại, S-76B thực tế chỉ phục vụ cho những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn, giàu có và đặc biệt quan trọng như Kobe Bryant. Không dưới 10 quốc gia hiện đang sử dụng S-76B để đưa đón nguyên thủ của họ. Ngoài ra, S-76B còn được dùng làm trực thăng cứu hộ.
Những thông tin trên cho thấy Kobe Bryant đã đúng khi lựa chọn S-76B để đưa những người quan trọng nhất đời mình đến trung tâm thể thao Mamba. Trên thực tế anh đã bay cùng S-76B rất nhiều lần trong những năm tháng thi đấu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, có một điều thực sự đáng lo ngại về chiếc trực thăng này.
Đuôi chiếc S-76B gặp tai nạn hôm chủ nhật vừa rồi là N72EX. Theo tìm hiểu của NY Times, chiếc này được làm năm 1991, tức đã 29 tuổi.
Thông thường tuổi đời của những chiếc trực thăng thương mại chỉ vào khoảng 30 đến 40 năm (trong điều kiện được tu dưỡng, bảo trì thường xuyên). Điều này đồng nghĩa với việc Kobe Bryant cùng con gái đã sử dụng phương tiện gần "hết hạn sử dụng". S-76B cũng chẳng phải đời mới nhất của dòng S-76.
Đến thời điểm hiện tại, vì máy bay không được trang bị hộp đen cũng như thiết bị ghi âm nên cơ quan chức năng vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân thực sự dẫn đến ta nạn thảm khốc cướp đi sinh mạng của Kobe Bryant.
Theo cảnh sát tìm hiểu, chiếc máy bay được trang bị một chiếc ipad để theo dõi hành trình nên đây có thể coi là đầu mối quan trọng, tuy nhiên, việc khôi phục lại dữ liệu là rất khó khăn. Mối lo ngại về chiếc trực thăng chỉ là một phần trong hàng loạt những nguyên nhân ban đầu.
Chiếc S-76B của Kobe Bryant tan tành trong biển lửa.
Lộ trình bay của nhà Kobe Bryant đến Mamba Sports Academy.
Bạn nên quan tâm