Neymar
Trong trận hòa Thụy Sĩ, Neymar thi đấu với chiếc tất bên trái có 2 lỗ thủng lớn. Nhiều khán giả cho rằng vết rách là hệ quả của những pha phạm lỗi quyết liệt đến từ cầu thủ Thụy Sĩ. Trận đấu đó, Neymar suýt phá kỷ lục 11 lần bị phạm lỗi trong một trận đấu World Cup của huyền thoại Alan Shearer.
Sang đến trận Costa Rica, Neymar vẫn ra sân với chiếc tất có những vết rách. Bình luận viên của VTV nói: "Bản hợp đồng trị giá 222 triệu euro đang đi một đôi tất rách". Có ý kiến cho rằng Neymar làm như vậy để "lấy hên". Thực tế không phải như thế.
Neymar khoét tất ở trận hòa Thụy Sĩ.
Nhiều cầu thủ tin việc đi tất rách sẽ giúp họ không bị bó bắp chân. Chiếc tất nếu quá bó bắp chân sẽ gây khó chịu và dễ bị chuột rút. Nhờ những lỗ thủng cắt trên tất, áp lực lên bắp chân khi gắng sức thi đấu sẽ giảm bớt. Những lỗ thủng cũng làm giảm thiểu nguy cơ dính chấn thương căng cơ hay rách cơ do vận động quá mức.
Tuy nhiên theo lời của một chuyên gia phát biểu trên tờ AS (Tây Ban Nha), hành động khoét lỗ trên tất chỉ để… củng cố niềm tin. Với suy nghĩ những lỗ thủng giúp bắp chân của họ không bị bó, cầu thủ sẽ ra sân thi đấu với tâm lý thoải mái hơn.
Người khởi xướng trào lưu tất rách là Gareth Bale hồi năm 2016. Thời điểm đó Bale vừa bình phục chấn thương bắp chân và anh khoét lỗ đúng vị trí vết đau.
Kyle Walker và Masuaku khoét tất.
Một cầu thủ nổi tiếng hay đi tất rách là Kyle Walker từng trả lời phỏng vấn trên tờ Daily Mail rằng: "Tôi đã quyết định cắt những đôi tất dùng cho cả luyện tập cũng như thi đấu nhằm đem lại cảm giác thoải mái hơn. Những đôi tất hiện tại của tôi đều quá chật và rất vướng víu, khó chịu trong khi thi đấu, đặc biệt trong những pha bứt tốc để đua tốc độ với cầu thủ đối phương"
Ở Ngoại hạng Anh, ngoài Kyle Walker còn có Arthur Masuaku của West Ham cũng biến đi tất rách thành thói quen. Điểm chung giữa Walker, Masuaku và Gareth Bale là họ đều thi đấu ở biên và thường xuyên sử dụng tốc độ.
Mats Hummels khoét mũi còn Vicari khoét gót.
Ngoài việc sử dụng tất rách, một số cầu thủ còn khiến người hâm mộ ngạc nhiên khi khoét thủng giày đấu. Ngôi sao Coutinho nói về đôi giày khoét gót của anh: "Tôi luôn bị phồng rộp gót chân sau mỗi lần ra sân thi đấu. Giải pháp khoét lỗ thủng ở gót giày quả thực đã giúp tôi cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều".
Hậu vệ người Italia, Francesco Vicari của CLB SPAL ở Italy không khoét gót mà khoét phần gáy của chiếc giày. Rất nhiều cầu thủ, như Mats Hummels, khoét phần mũi giày để tránh bị đau ngón chân.
Thủ môn Bùi Tiến Dũng đi tất rách trong trận thắng Bình Dương hôm qua 22/6.
Bạn nên quan tâm